radio Logo
Iniciar sessão / Registo station_avatar
  • Os meus favoritos
    • station_avatar
    • Ver tudo Ainda não tens nenhuns favoritos.
  • Reproduzido recentemente
    • station_avatar
    • Ver tudo Não ouviste nenhuma estação recentemente.
  • O meu perfil
  • Terminar sessão
RND Network
Radio Logo

      • Top de Estações
        Top de Estações
        • LOVE CLASSICS / 1.fm
          LOVE CLASSICS / 1.fm
        • Jovem Pop FM - Top40/Hits
          Jovem Pop FM - Top40/Hits
        • Rádio Antena 1 - FM 94.7
          Rádio Antena 1 - FM 94.7
        • Radio Motel
          Radio Motel
        • Bossa Nova Brazil
          Bossa Nova Brazil
        • Jovem Pan - JP AM Sao Paulo
          Jovem Pan - JP AM Sao Paulo
        • LOVETIMES | Romantic Music Hits
          LOVETIMES | Romantic Music Hits
        • Rádio FM Gospel 97.3 FM
          Rádio FM Gospel 97.3 FM
        • Rádio Gaia
          Rádio Gaia
        • JB FM
          JB FM
        Top 100 de Estações
      • Perto de Ti
        Estações Perto de Ti
        • WACA - Radio America 1540 AM
          WACA - Radio America 1540 AM
        • ESPN USA 980
          ESPN USA 980
        • Voice of America - Français - Afrique
          Voice of America - Français - Afrique
        • Voice of America - English
          Voice of America - English
        • Voice of America - Español
          Voice of America - Español
        • Voice of America - Bahasa- Indonesia
          Voice of America - Bahasa- Indonesia
        • Voice of America - Kinyarwanda - Kirundi
          Voice of America - Kinyarwanda - Kirundi
        • Voice Of America - Korea
          Voice Of America - Korea
        • Voice of America - Creole
          Voice of America - Creole
        • WAMU 88.5 FM
          WAMU 88.5 FM
        Ver todas as estações perto de ti
      • Géneros
        Géneros Populares
        • Top 40 & Charts
        • Pop
        • Rock
        • Sertanejo
        • Bossa Nova
        • Hip Hop
        • Reggaeton
        • Kizomba
        • Música Cristã
        • Baladas
        • Funk
        • House
        • Electro
        • Alternativo
        • Música latina
        • R&B
        • Oldies
        • Jazz
        • Indie
        • Soul
        • Techno
        • Clássico
        • Anos 80
        • Ambiente
        • Anos 70
        Ver todos os géneros
      • Temas
        Mais Temas
        • Noticiário
        • Cultura
        • Desporto
        • Política
        • Religião
        • Moda e beleza
        • Infantil
        • DJ
        • Comédia
        • Sociedade
        • Rádio Colégio
        • Entrevista
        • Gente
        • Natal
        • Saúde
        • Economia
        • Região
        • Música
        • Educação
        • História
        Ver todos os temas
      • Mais
        Station Logo
        A transmissão da estação começará logo após um spot publicitário
        • Podcast
        • Episódios
        • Playlist
        • Programas
        • Informação
        • App
        • Frequência
        • Podcast do grupo
        • Rádios do grupo
        • Ouvido recentemente
        Página inicial Podcasts Noticiário TẠP CHÍ VIỆT NAM
        TẠP CHÍ VIỆT NAM

        TẠP CHÍ VIỆT NAM

        remover juntar </> Integrar

        Paris França Podcast Noticiário
        App Store Google Play Store

        Episódios Disponíveis

        de
        Tạp chí việt nam - Việt Nam : Suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là một thách thức lớn
        Ngày 12/09/2019, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam UNICEF đã ra một thông cáo chung kêu gọi tăng cường giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. Đây vẫn là một trong những thách thức lớn với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và phát huy vốn con người, nhất là vì theo ước tính, vấn đề thiếu dinh dưỡng có thể làm giảm đến 3% GDP của một quốc gia mỗi năm. Đặc biệt, tỉ lệ thiếu dinh dưỡng mãn tính với trẻ em dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức cao. Theo Báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới với tiêu đề “Thiếu dinh dưỡng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Vấn đề, lựa chọn chính sách và giải pháp can thiệp”, gần 1/3 trẻ em dân tộc thiểu số thiếu dinh dưỡng thể thấp còi, tỉ lệ này cao gấp 2 lần so với trẻ em người Kinh; đồng thời tỉ lệ trẻ thiếu dinh dưỡng nhẹ cân trong nhóm này cũng lên đến 21%, cao hơn 2,5 lần so với nhóm trẻ người Kinh. Một trong hai đồng tác giả của báo cáo này là tiến sĩ Huỳnh Nam Phương, chuyên gia thuộc Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Việt Nam, đã trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 25/09/2019 : RFI : Xin chào tiến sĩ Huỳnh Nam Phương. Trước hết, xin chị cho biết những nguyên nhân nào khiến tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, nhất là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, vẫn còn cao như vậy ? Huỳnh Nam Phương : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em là chế độ ăn và bệnh tật. Tác động của các chương trình hiện tại đã giúp làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng đó từ mức trên 50% những năm 2000 xuống dưới mức khoảng 30% hiện tại. Tuy nhiên, để giảm mạnh hơn nữa tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi, phải có những tác động xa hơn, tác động vào những nguyên nhân nằm bên dưới : an ninh thực phẩm của gia đình, nguồn lực chăm sóc, các yếu tố về y tế vào môi trường. Những việc này cần phải có sự đầu tư liên ngành, đầu tư rộng rãi hơn, cũng như mở rộng các mức can thiệp tại các tỉnh khó khăn. Việt Nam hiện chưa đi đến việc mở rộng các can thiệp đặc hiệu, sử dụng các nguồn lực từ các ngành khác để có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em các dân tộc thiểu số. RFI : Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển trí não, cũng như khả năng học tập của trẻ em, và nhìn xa hơn thì tình trạng này có tác động như thế nào đến hệ thống y tế, vì nó có thể tạo ra gánh nặng tài chính ? Tiến sĩ Huỳnh Nam Phương : Suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi, là chỉ số dự báo về phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy mà rất nhiều quốc gia đã đưa nó trở thành một chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, trong đó có Việt Nam. Suy dinh dưỡng thấp còi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về tầm vóc, đặc biệt là về phát triển trí tuệ, bởi vì 80% trọng lượng não của trẻ em được phát triển và hoàn thiện trong hai năm đầu của đứa trẻ. Suy dinh dưỡng thấp còi nếu chỉ nói biểu hiện bên ngoài về tầm vóc thì vẫn chưa đủ, mà quan trọng hơn cả đấy là về mặt trí tuệ của đứa trẻ. Người ta đã tính rằng suy dinh dưỡng thấp còi sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ có được tiếp tục đi học cái bậc học của trẻ ở trường, rồi chỉ số IQ ( chỉ số thông minh ) có được cải thiện hay không. Vì vậy, nếu suy dinh dưỡng thấp còi không được cải thiện, trí tuệ của đứa trẻ sau này sẽ bị ảnh hưởng, cũng như sẽ có ảnh hưởng đến việc kiếm được việc làm có thu nhập cao hơn. Đối với ngành y tế, suy dinh dưỡng thấp còi sẽ là một gánh nặng, vì những đứa suy dinh dưỡng thấp còi chắc chắn khi lớn lên sau này, khả năng chống đỡ bệnh tật cũng giảm, do khả năng miễn dịch kém, bệnh tật nhiều hơn, do đó chi phí cho y tế cũng cao hơn. Đồng thời trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhất là suy dinh dưỡng thấp còi trong bụng mẹ, khi lớn lên cũng có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm mà hiện tại Việt Nam đang phải đối phó. Đó cũng chính là một gánh nặng rất lớn về chi phí y tế. RFI : Các tổ chức như Ngân Hàng Thế Giới và UNICEF có những khuyến cáo gì với chính phủ Việt Nam, cũng như sẽ có những hình thức hỗ trợ như thế nào để giúp giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em. Huỳnh Nam Phương : Đây là hoạt động được phối hợp và có sự hỗ trợ của UNICEF cũng như Ngân Hàng Thế Giới, nhưng chỉ mới là đưa ra những bằng chứng thuyết phục, cũng như rà soát lại các diễn biến về tình trạng suy dinh dưỡng, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và đưa ra các khuyến nghị với chính phủ Việt Nam. Sắp tới đây, UNICEF cũng như Ngân Hàng Thế Giới sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam để tổ chức các hội nghị vận động lãnh đạo các ngành, các cấp, từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các chính quyền địa phương, để họ hiểu hơn nữa tầm quan trọng của việc giảm suy dinh dưỡng thấp còi. Để từ đó huy động được thêm nguồn lực cho các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng, làm sao phối hợp được liên ngành, để nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng không phải là của riêng ngành y tế, mà còn là của các ngành khác, như giáo dục, nông nghiệp, bảo trợ xã hội, phụ nữ, cũng như các đoàn thể khác. Trong tháng 11, Ngân Hàng Thế Giới dự kiến sẽ công bố báo cáo này, còn UNICEF thì trong tháng 10 sẽ tổ chức một lễ công bố báo cáo State of the World’s Children ( Báo cáo về tình trạng trẻ em toàn cầu ) 2019, với chủ đề trọng tâm là dinh dưỡng và thực phẩm. Họ cũng sẽ cùng với Viện Dinh dưỡng Quốc gia lập một road-map ( khung hành động), để làm sao cải thiện được tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt là tập trung vào dinh dưỡng bà mẹ và giai đoạn ăn bổ sung của trẻ, vì hai giai đoạn này là hai giai đoạn làm cho tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em tăng rất cao. Từ những khuyến nghị đó, chúng tôi đang xây dựng chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2020-2030. Trong chiến lược đó, những khuyến nghị, phân tích tổng quan của Ngân Hàng Thế Giới và UNICEF sẽ được cân nhắc để đưa vào các định hướng về can thiệp của chính phủ cũng như các tổ chức phát triển tại Việt Nam cùng đóng góp và xây dựng chương trình này. Nội dung thông cáo chung Ngân Hàng Thế Giới – UNICEF Bản thông cáo của hai tổ chức này nhấn mạnh : « Dù đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển nguồn lực con người, Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng ». Theo UNICEF, Việt Nam có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm; đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, “ nguy cơ rất rõ ràng : tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn ảnh hưởng tới 1/4 số trẻ tại Việt Nam, hạn chế quá trình phát triển và khả năng đóng góp cho nền kinh tế của các em nếu không có các giải pháp phù hợp trong hai năm đầu đời của trẻ. Nguy cơ ở trẻ em dân tộc thiểu số còn cao hơn vì tỉ lệ thiếu dinh dưỡng cao hơn trong khi các em ít được tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ cần thiết.” Theo Ngân hàng Thế giới và UNICEF, tỉ lệ thiếu dinh dưỡng trẻ em ở mức cao tại Việt Nam, đặc biệt với trẻ em dân tộc thiểu số, đòi hỏi một cách tiếp cận mới để thực sự cải thiện chất lượng dinh dưỡng. Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, cho biết: “Chế độ dinh dưỡng đảm bảo trong những năm đầu đời sẽ cải thiện sức khỏe thể chất, đồng thời hỗ trợ phát triển trí não và khả năng học tập của trẻ - qua đó, giảm các chi phí chăm sóc sức khỏe dài hạn và nâng cao kết quả học tập cho các em. Chính phủ nhiều quốc gia đã đầu tư, tăng cường vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế lâu dài ». Theo các chuyên gia, các biện pháp can thiệp dinh dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, từ lúc thụ thai đến khi trẻ lên hai tuổi. Nếu trẻ bị mắc thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này, quá trình phát triển thể chất, trí não sẽ bị ảnh hưởng tương đối lớn và khó có thể bù đắp lại được. Trẻ thiếu dinh dưỡng thể thấp còi sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động và mất khoảng 10% thu nhập suốt đời với mỗi cá nhân. Tính trên phạm vi cả nước, vấn đề thiếu dinh dưỡng có thể làm giảm đến 3% GDP quốc gia mỗi năm. Do đó, Ngân hàng Thế giới và UNICEF khuyến nghị triển khai một số hành động chính sách, bao gồm đảm bảo đủ nguồn lực tài chính cho các chương trình về dinh dưỡng, xây dựng kế hoạch đa ngành để khắc phục những nguyên nhân chính và nhân rộng các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng. Để cùng Việt Nam giải quyết những thách thức trong vấn đề dinh dưỡng, các đối tác phát triển cam kết hỗ trợ và đóng góp tri thức toàn cầu, dựa trên sự lãnh đạo, khởi xướng của chính phủ trong việc giải quyết thách thức về dinh dưỡng.” Ngân hàng Thế giới và UNICEF tái khẳng định cam kết hợp tác với chính phủ để giải quyết vấn đề này trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2021-2030.
        Tạp chí việt nam - Tiềm lực của Việt Nam để chống Trung Quốc ở Biển Đông
        Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra ngày 18/11/2019 tại Bangkok, Thái Lan. Trước những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, khác với thái độ của một số nước ASEAN có tranh chấp. Tránh và không thể đối đầu trực diện với Trung Quốc, Việt Nam « kiên quyết » nhưng « khôn khéo » trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Theo một số chuyên gia, Hà Nội đang khéo léo mở ba mặt trận chống Trung Quốc : tăng cường khả năng quân sự, đấu tranh về mặt ngoại giao và giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh. Để đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam đã chi 5,1 tỉ đô la cho lĩnh vực quốc phòng trong năm 2019, trong đó 32,5% dành cho việc mua trang thiết bị quân sự. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam dự kiến tăng hàng năm khoảng 9,43% trong giai đoạn 2020-2024, để đạt đến 7,9 tỉ đô la vào năm 2024. Tuy nhiên, tương quan lực lượng rõ ràng thiên về Trung Quốc, với ngân sách quốc phòng lên đến 228 tỉ đô la. Ngoài ra, số quân nhân giữa hai nước cũng chênh lệch : Việt Nam có khoảng 482.000 quân nhân thường trực, trong khi Trung Quốc có gần 2,3 triệu quân. Nhiều dự liệu khác cũng cho thấy sự chênh lệnh : Việt Nam có 2.575 xe tăng so với 13.050 xe của Trung Quốc ; 6 tầu ngầm so với 76 ; 64 tầu chiến các loại so với 714 tầu, trong đó Việt Nam không có tầu sân bay, tầu khu trục. Vậy Việt Nam có chiến lược gì để có thể kiềm chế nước láng giềng khổng lồ, đặc biệt là ở Biển Đông ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon) RFI : Xét về thực lực quân sự, Việt Nam không thể đối đầu trực diện với quân đội Trung Quốc. Vậy Việt Nam có thể làm được gì để hạn chế Trung Quốc tung hoành ? Laurent Gédéon : Trước tiên cần đặt câu hỏi là nếu trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bên, thì sẽ là ở đâu ? Việc Việt Nam có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc khiến người ta có thể hình dung đến khả năng xảy ra xung đột trên bộ. Nhưng trên thực tế, giả sử xảy ra xung đột, thì có lẽ sẽ diễn ra trên biển và có nhiều khả năng là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu như căn cứ vào thực tế cuộc xung đột trên biển hiện nay, không chỉ ở Biển Đông nói chung, mà kể cả trong vùng biển của Việt Nam, và trong giả thuyết này, lực lượng hải quân Việt Nam sẽ giữ thế phòng thủ, chủ yếu chống lại hành động của quân đội Trung Quốc và sẽ tiến hành những hành động có chủ đích giúp họ giữ được lợi thế kỹ thuật, bất chấp bối cảnh bất cân xứng với đối thủ. Chính vì thế, trong vài năm gần đây, Việt Nam đã mua nhiều trang thiết bị quân sự để cân bằng phương tiện. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nhiều lĩnh vực, như việc mua 6 tầu ngầm, dù chỉ mang tính chất tương đối, nhưng cũng giúp Hà Nội tăng khả năng răn đe so với lực lượng của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng triển khai nhiều phương tiện theo dõi quan trọng, trong đó có thiết bị bay không người lái, hệ thống radar thế hệ mới, các lực lượng tại chỗ và máy bay. Quân đội Việt Nam có một bước phát triển hướng ngoại, thông qua chiến lược Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (Anti-Access/Area Denial, A2/AD), một khái niệm chưa có trước đó ở Việt Nam. Chiến lược này nhằm bảo vệ những hòn đảo mà Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa và dọc bờ biển Việt Nam. Chiến lược này cũng góp phần vào việc tăng khả năng phòng thủ của Việt Nam, thông qua việc phát triển hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung, mà Hà Nội trang bị nhiều trong những năm gần đây. Theo tôi, trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp với quân đội Trung Quốc, Việt Nam sẽ không giành được chiến thắng về mặt quân sự, dù quân đội Việt Nam có nhiều chiến lược. Nhưng Việt Nam có thể sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc và sẽ khiến một cuộc tấn công của Trung Quốc trở nên kém hiệu quả hơn. RFI : Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với nước ngoài, liệu chiến lược này có nguy cơ trở thành con dao hai lưỡi không ? Laurent Gédéon : Điều đáng lưu ý là Việt Nam thực hiện chiến lược ngoại giao vận động hành lang từ nhiều năm nay. Và rõ ràng là Hà Nội nhận thấy sự phát triển những mối quan hệ này như một yếu tố cân bằng, một cách bù vào mức độ chênh lệch với Trung Quốc. Hà Nội tìm cách phát triển quan hệ, chí ít là về mặt quân sự, với nhiều đối tác như đối tác chiến lược với Nhật Bản. Một ví dụ khác là mối quan hệ với Hoa Kỳ đã được tăng cường hơn rất nhiều. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu nhìn vào những điểm tương đồng về lợi ích giữa hai nước, khi mà cả hai đều lo ngại về ý đồ bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Rõ ràng phía Mỹ sẽ tiếp tục và tăng cường sự năng động này trong tương lai, song song với việc số lượng trang thiết bị quân sự của Mỹ cung cấp cho Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ năm 2016. Từ đó, Hà Nội đã mua nhiều máy bay không người lái, tầu tuần duyên và nhiều trang thiết bị khác. Ngoài ra, Việt Nam còn tăng cường hợp tác quân sự với nhiều nước khác, như Úc, Ấn Độ, cũng như nhiều nước châu Âu. Về câu hỏi : Chiến lược này có phải là con dao hai lưỡi hay không ? Trong mọi trường hợp, đây là chiến lược cần được tiến hành một cách thận trọng bởi vì mục đích của Hà Nội là tăng cường khả năng quân sự nhưng không để bị phụ thuộc vào một hoặc nhiều đối tác. Ngoài ra, chiến lược này cũng không nên để Trung Quốc diễn giải như là một mối đe dọa. Vì vậy, Việt Nam tìm cách phát triển khả năng phòng thủ và điều chỉnh các tuyên bố trong giới hạn khuôn khổ đòi chủ quyền, như vẫn làm trong những thập niên qua, mà không bao gồm những khu vực không nằm trong những yêu sách trước đó. Ngoài ra, về mặt thương mại, Hà Nội cũng phải tính đến việc Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 5 vào Việt Nam với số tiền gần 2,5 tỉ đô la trong năm 2018. Đó là một số yếu tố khiến chiến lược của Việt Nam khá là tế nhị. Chiến lược đó không phải là không áp dụng được nhưng cần được Hà Nội tiến hành một cách rất thận trọng và đó là điều mà Việt Nam đang làm một cách hiệu quả. RFI : Việt Nam đề ra chính sách « Ba không » (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào ; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam ; không dựa vào nước này để chống nước kia), nhưng trước sự đe dọa của Trung Quốc, liệu Việt Nam có nên xem lại chính sách này không ? Laurent Gédéon : Đây không phải là chính sách gần đây mà xuất hiện lần đầu tiên trong Sách Trắng Quốc Phòng năm 1998, sau đó thường xuyên được nhắc đến, vào năm 2004, 2009 và tiếp tục được nêu lên trong Luật Quốc Phòng mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Dù mang tính mệnh lệnh « Ba không » nhưng thực ra chính sách này không hoàn toàn bó buộc. Và Việt Nam đã khai thác khía cạnh này dưới góc độ « đối tác ». Có ba kiểu « đối tác », đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Cụ thể, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Úc, Pháp và đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Đáng chú ý là không có bất kỳ đối tác nào trong số này mang tên « liên minh quân sự ». Có thể thấy là Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ, cũng như hợp tác quân sự với nhiều cường quốc tham gia gìn giữ trật tự thế giới và đó là những lực lượng, với nhiều lý do khác nhau, tỏ ra ngờ vực Trung Quốc. Điều mà chúng ta có thể nói là Việt Nam vừa củng cố các phương tiện của mình, vừa phải làm việc trực tiếp với Bắc Kinh về các biện pháp xây dựng niềm tin nhằm ngăn cản Trung Quốc thống trị toàn bộ Biển Đông. Nhưng Việt Nam cũng phải tự chuẩn bị trong trường hợp căng thẳng gia tăng. Và Hà Nội đang thực hiện điều này qua việc tăng cường quan hệ với các bên, trên thực tế, ít nhiều là những đối thủ của Bắc Kinh. Việt Nam phải tính đến việc bên cam kết mạnh nhất và có sức mạnh quân sự lớn nhất, đó là Mỹ và Hòa Kỳ lại có những mục tiêu riêng và những thách thức địa-chính trị riêng. Và tình thế này cũng cần được cân nhắc với nhiều câu hỏi : Liệu Việt Nam có khả năng lấy lại các hòn đảo mà Hà Nội đòi chủ quyền mà không để xảy ra xung đột, mà cuộc xung đột đó lại do những nhân tố khác khởi xướng, ví dụ như Mỹ ? Liệu mâu thuẫn hiện nay giữa Bắc Kinh và Washington, nếu gia tăng thêm, có cho Việt Nam cơ hội không bị cuốn theo hay không ? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra : Liệu những cam kết của Mỹ, trong trường hợp quan hệ với Bắc Kinh được cải thiện, có phải là « dấu chấm hết » cho những yêu sách và hy vọng của Việt Nam một ngày nào đó lấy lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa ? Có thể thấy chính sách « Ba không » không ngăn cản Việt Nam có những thỏa thuận quân sự, nhưng có vẻ không chắc cho Việt Nam bởi vì chính sách đó bị hạn chế trong những đòi hỏi chủ quyền. Có nghĩa là để lấy lại chủ quyền đối với một số hòn đảo, có thể sẽ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang nhưng cuộc xung đột vũ trang đó sẽ kéo theo việc Việt Nam phải từ bỏ một nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình. Vì thế, cho đến nay, những vấn đề này được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời. RFI : Biển Đông là một vấn đề căng thẳng trong thời gian gần đây, với sự hiện diện của tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc trong vòng nhiều tháng. Giả sử trong trường hợp xảy ra xung đột nhỏ, khẩn cấp, Việt Nam có khả năng giải quyết như thế nào ? Laurent Gédéon : Trường hợp trên giống trường hợp Bắc Kinh điều giàn khoan đến ngoài khơi đảo Tri Tôn vào tháng 05/2014, có nghĩa là Trung Quốc dùng chính sách « sự đã rồi », nhưng không thiên về hướng đe dọa quân sự. Lần trước Việt Nam cũng đưa tầu ra bám sát và phản đối ngoại giao. Lần này, phía Việt Nam cũng kiên quyết về mặt chính trị, nhưng cũng không tìm cách dùng vũ lực đuổi tầu Trung Quốc. Theo quan điểm của tôi, chiến lược này có lẽ là tốt nhất vì tránh được đối đầu trực diện, đẩy Việt Nam vào thế tấn công, không có lợi như thế phòng thủ. Và chiến lược này cũng cho phép Hà Nội duy trì được hình ảnh « kiềm chế, hợp pháp » trước hành động được coi là « xâm lược » của Bắc Kinh. Và hành động này mang tính tích cực trong bối cảnh hình ảnh của Trung Quốc đang bị xấu đi trên thế giới. RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon).
        Tạp chí việt nam - Những người lính Việt Nam “Hy sinh vì nước Pháp” trong Thế Chiến I
        Đông Dương gửi sang Mẫu quốc khoảng 43.000 lính tập và 49.000 lính thợ trong Thế Chiến I và rất nhiều người đã “Hy sinh vì nước Pháp” (Morts pour la France). Ngay từ tháng 12/1917, Hội Ký ức Đông Dương (Association du Souvenir Indochinois) được thành lập để chăm sóc phần mộ của 814 liệt sĩ ở Marseille và 230 liệt sĩ ở Fréjus, miền nam nước Pháp. Năm 1966, khi nghĩa trang quốc gia Luynes (Nécropole nationale de Luynes), ở ngoại ô thành phố Aix-en-Provence, được quy hoạch, toàn bộ phần mộ lính Việt Nam ở Fréjus được đưa về yên nghỉ tại khu B của nghĩa trang, nằm trong số 11.424 quân nhân hy sinh vì nước Pháp trong hai cuộc Thế Chiến. Mười hai mộ khác ở nghĩa trang Saint-Pierre, thành phố Aix-en-Provence, cũng được đưa về nghĩa trang Luynes nhưng bị phân tán trong hai khu C và D. Bà Brigitte Sabattini, chuyên gia về di sản, giảng viên đại học Aix-Marseille, đã dẫn phóng viên RFI Tiếng Việt thăm những ngôi mộ nhỏ, sơn trắng, đều thẳng tắp trên bãi cỏ xanh rì. Trong suốt một thế kỷ, họ vẫn là những người lính vô danh, dù họ tên và ngày mất được ghi trên bia. RFI : Bà có thể giới thiệu về khu mộ những người lính Việt Nam ở nghĩa trang Luynes, cũng như đài tưởng niệm công lao của họ ở nghĩa trang Saint-Pierre ở Aix-en-Provence ? Brigitte Sabattini : Ở nghĩa trang Luynes có rất nhiều mộ của lính tập Đông Dương hy sinh tại Fréjus (trước được an táng ở nghĩa trang của trại Gallieni, gần chùa Hồng Hiên) trong Thế Chiến I. Cần biết là cùng với 43.000 lính tập, còn có 48.000 lính thợ Đông Dương đến Pháp làm việc. Và Ủy ban Ký ức Đông Dương cũng được thành lập nhằm bảo vệ, chăm sóc những phần mộ những người lính “Hy sinh vì nước Pháp”. Họ chết trong những nhà máy, ngay tại nơi làm việc, trong giai đoạn Thế Chiến I. Còn về đài tưởng niệm liệt sĩ Đông Dương tại nghĩa trang Saint-Pierre ở Aix-en-Provence, người ta ghi họ tên của những người chết trong các nhà máy ở hai vùng Bouches-du-Rhône và Vaucluse trong Thế Chiến I. Trên bốn mặt của đài tưởng niệm ghi tên 89 liệt sĩ Đông Dương. Ở mỗi mặt, tên của họ được ghi thành hai cột. Ở mặt thứ nhất là những người lính thợ từng làm việc tại nhà máy thuốc súng Saint-Chamas. Mặt tiếp theo ghi tên những liệt sĩ từng làm việc ở Trung tâm Không quân Istres. Và cuối cùng là một số người chết ở Aix do vào tháng 04/1919, ở trại quân y, có lệnh tập trung lính thợ Đông Dương chờ hồi hương, một nửa trong số họ đến từ Saint-Chamas, nửa còn lại từ Salers-sur-Saône, ở thung lũng sông Rhône và những người này đã mang bệnh cúm đến. Tổng cộng có 13 lính thợ chờ hồi hương nhưng cuối cùng bị chết vì cúm ở bệnh viện Aix từ cuối năm 1918 đến đầu năm 1919. RFI : Vậy lính thợ Đông Dương làm những nhiệm vụ gì ở vùng Bouches-du-Rhône ? Brigitte Sabattini : Đa số lính thợ Đông Dương làm việc trong các nhà máy thuốc súng trên khắp nước Pháp. Còn tại vùng Bouches-du-Rhône, họ làm việc chủ yếu trong các nhà máy thuốc súng ở Saint-Chamas, Salin-de-Giraud và Sorgues. Song song đó, họ cũng làm việc trong những xưởng sản xuất thuốc nổ để gửi ra chiến trường. Ngược lại, ở trường không quân Istres, lính thợ Đông Dương làm việc chủ yếu trong các xưởng sửa chữa máy bay. Những người lính thợ Đông Dương đầu tiên đến Pháp được giao làm thợ sơn, đơn giản là trong không quân, họ cần đến thợ chuyên môn, sơn cánh và vỏ máy bay. Và hiện còn nhiều tài liệu về chủ đề này. Bên cạnh những ngôi mộ lính thợ ở Istres là mộ những người lính ở Salin-de-Giraud. Ở khu thứ ba là những người chết ở Avignon vì ở đó có bệnh viện chuyên tiếp nhận bệnh nhân từ Sorgues. Ngoài ra, còn có những người lính thợ làm việc trong lĩnh vực xây dựng và trong số họ, một số người chết vì tai nạn đường sắt, bị xe goòng nghiền, nhưng đa số bị chết vì các bệnh về đường hô hấp. Tôi từng giới thiệu trong một bài nói chuyện riêng về trường hợp của Phan Van Loi, đang yên nghỉ ở nghĩa trang Luynes. Ông Phan Van Loi xấu số này làm việc ở xưởng thuốc súng Sorgues, và bị một nhóm thanh niên từ Marseille giết chết chỉ để cướp ví tiền mà bên trong có mỗi 10 franc. RFI : Trong Thế Chiến thứ nhất, có khoảng bao nhiêu lính thợ Đông Dương hy sinh trong vùng ? Brigitte Sabattini : Cả một cơ quan đặc trách được thành lập để kiểm soát lính tập và lính thợ Đông Dương. Vào năm 1919, khi bộ Thuộc Địa được yêu cầu cung cấp số người chết, cơ quan quản lý lính thợ Đông Dương cho biết thiệt hại về người rất thấp, chiếm khoảng 3,6% trên tổng số hơn 48.000 lính thợ Đông Dương đến Pháp, có nghĩa là gần 2.000 người chết. Và theo tài liệu còn được lưu lại, tỉ lệ thấp đó cho thấy cơ quan thanh tra đã cố duy trì điều kiện sống tốt nhất có thể cho lính thợ Đông Dương. RFI : Số lính tập và lính thợ Đông Dương đến Pháp trong Thế Chiến I có phải là những người tình nguyện ? Brigitte Sabattini : Tất cả những tài liệu mà chúng tôi tìm được, đặc biệt là những sắc lệnh từ đầu giai đoạn đó, đều nhấn mạnh đến việc đó là những lính tập và lính thợ tình nguyện. Tất cả đều được ghi rõ trong các sắc lệnh, từ lệnh đầu tiên được ký vào cuối năm 1915. Cũng cần lưu ý là nếu như nhiều thành viên hoàng tộc An Nam tham gia tiểu đoàn lính tập 16 hoặc trong những tiểu đoàn khác, đó là vì họ muốn làm gương để thu hút tình nguyện viên. Do đó, trái với những lính thợ và nhân công trong Thế Chiến II, lực lượng lính tập, lính thợ và trợ lý y tế Đông Dương đều tình nguyện đến Pháp trong Thế Chiến I. Nhân tiện, tôi muốn nói về những trợ lý y tế và bác sĩ Đông Dương, họ rất được coi trọng, làm việc trong hầu hết các bệnh viện ở hậu phương. Họ làm tròn bổn phận của lương y. Điều này được thấy qua việc trong số những người chết năm 1919, có rất nhiều y sĩ, bác sĩ Đông Dương bị mắc bệnh lao khi điều trị cho bệnh nhân. RFI : Có một số lỗi chính tả về tên của các liệt sĩ Đông Dương được ghi trên mộ. Làm thế nào bà và nhóm nghiên cứu có thể xác định được thân thế của những liệt sĩ này ? Brigitte Sabattini : Về công trình này, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra về thân thế và sự nghiệp của mỗi người và dĩ nhiên chúng tôi gặp một số vấn đề về tên tuổi. Chúng tôi đã ghi lại điểm khác biệt giữa những gì được ghi trên bia mộ và thông tin tìm được trên những tấm thẻ về mỗi người - hiện có thể truy cập được trên trang Mémoire des Hommes của bộ Quốc Phòng, cũng như từ sổ khai tử. Trước tiên, chúng tôi tìm tên của những liệt sĩ Đông Dương trên trang Mémoire des Hommes. Sau đó, vì có địa điểm họ qua đời nên chúng tôi nghĩ rằng, đơn giản hơn là nên tìm thông tin ở sổ khai tử, nơi lưu lại tất các thông tin về người quá cố. Và trong sổ khai tử đó, tên tuổi của người chết được ít nhiều ghi đúng chính tả. Đặc biệt, chúng tôi còn tìm được những thông tin liên quan, như người quá cố còn họ hàng thân thích hay không. Vì bộ phận khai tử phải gửi đến tất cả các bệnh viện hoặc nơi chịu trách nhiệm mai táng những chỉ thị liên quan đến truyền thống, nghi lễ tổ chức đám tang cần được tôn trọng vì nguyên quán của mỗi người quá cố có nghi thức tang lễ khác nhau. Có một điểm đáng chú ý, đó là trong một số văn bản liên quan đến quy trình kiểm soát lính Đông Dương, đội ngũ thanh tra nhận thấy nhiều chỉ thị về tang lễ đã không được tuân thủ. Chúng tôi tìm thấy một số báo cáo liên quan đến Marseille, cho thấy một số bệnh viện không được thông báo về những thông tin cần được ghi trên mộ của liệt sĩ Đông Dương. Vì thế, tại nghĩa trang Luynes, chúng ta có thể thấy nhiều mộ lính Đông Dương được đánh dấu Công Giáo, thậm chí là Hồi Giáo. Điều chắc chắn, đó là chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu lại và sẽ thông báo về tất cả những thông tin mới, phát hiện mới về điểm này, mà tôi hy vọng sẽ đạt được trong tương lai gần. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Brigitte Sabattini, chuyên gia về di sản, giảng viên đại học Aix-Marseille (Aix-Marseille Université, AMU).
        Tạp chí việt nam - "Hành trình sang Vương quốc Anh" : Số phận người Việt đi tìm miền đất hứa
        « Toàn bộ 39 thi thể trong xe tải đông lạnh là người Việt ». Thông tin ngày 01/11/2019 từ cảnh sát Anh dập tắt mọi tia hy vọng của gia đình những người xấu số, phần lớn từ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Một số gia đình bị suy sụp khi được chính cảnh sát Anh, thông qua phiên dịch, báo tin buồn. Nhiều gia đình khác, dù chưa được thông báo chính thức, vẫn lập bàn thờ vì tin chắc người thân của họ nằm trong số 39 nạn nhân trong chuyến xe tử thần. Chuyến xe xuất phát từ cảng Zeebruges, miền bắc nước Bỉ, vì từ vài năm gần đây, Pháp mạnh tay chống nhập cư trái phép, từ giải tỏa khu trại quanh Calais, đến kiên trì điều tra phá vỡ « sào huyệt » đưa người trái phép. Vụ mới nhất là vào ngày 14/05/2019, tại Paris, cảnh sát bắt 5 người, trong đó có hai người chứa chấp di dân trái phép, một người thu tiền thuê nhà và hai người vận chuyển. Theo Cục phòng chống tội phạm có tổ chức liên quan đến nhập cư bất hợp pháp (DCO) của Pháp, Paris là trạm trung chuyển trong hành trình từ Nga, vượt qua Ba Lan, Đức, Bỉ, để chờ sang Anh. Tại Paris, công tác hậu cận được chuẩn bị sẵn : chỗ ở thường là trong quận 13 hoặc 14, liên lạc với những kẻ vận chuyển phải thông qua trung gian. Bên kia biển Manche, phía cảng Dover, có đồng phạm chờ tiếp nhận người nhập cư trái phép. Bất chấp chặng đường khổ ải, nguy cơ bị bắt, nhiều người Việt Nam vẫn muốn đi tìm miền đất hứa ở Anh Quốc. Họ là ai ? Tại sao quyết tâm ra đi ? Ai giúp đỡ họ ? Cuộc sống của những người may mắn đến được Anh ra sao ? Hai nhà nghiên cứu Danielle Tan và Nguyễn Thị Hiệp phân tích từng vấn đề trong bản nghiên cứu Hành trình sang Vương Quốc Anh. Điều tra thực địa từ di dân Việt Nam (En route vers le Royaume-Uni, enquête de terrain auprès des migrants vietnamiens), được tiến hành năm 2016 cho hiệp hội France Terre d’Asile. Năm 2017, công trình nghiên cứu xã hội được France Terre d’Asile và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Irasec) ở Bangkok, đồng xuất bản. RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với bà Claire Trần, giám đốc Viện Irasec về chủ đề này. RFI : Năm 2017, hội France Terre d’Asile và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Irasec) ở Bangkok, đồng xuất bản nghiên cứu điều tra « Hành trình đến Vương quốc Anh. Điều tra thực địa từ di dân Việt Nam » của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hiệp và Danielle Tan. Xin bà cho biết một vài điểm chính của tài liệu này. Claire Tran : Bản nghiên cứu này do hai nhà nghiên cứu cộng tác của Irasec tiến hành năm 2016. Danielle Tan, tốt nghiệp ngành khoa học chính trị tại Paris, chuyên về cộng đồng người Hoa hải ngoại, nhưng cũng nghiên cứu về nạn buôn bán phụ nữ ở Lào. Nguyễn Thị Hiệp, đồng tác giả nghiên cứu, là nhà nghiên cứu cộng tác của Trung tâm Đông Nam Á (CASE) ở Paris và đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu trên. Nguyễn Thị Hiệp là người gốc Nghệ An, nơi có rất nhiều người tìm đường sang Anh Quốc. Nhờ Nguyễn Thị Hiệp và cộng đồng người Nghệ An, nơi cô xuất thân, nghiên cứu này mới được hoàn thành, vì người nhập cư Việt Nam rất nghi ngờ. Cuộc điều tra được tiến hành ở thành phố Calais (miền bắc nước Pháp) trước khi khu lều trại bị dỡ bỏ, rồi ở Paris, tiếp theo là tại Anh, cụ thể là ở Luân Đôn và Birmingham. Đó là một nghiên cứu tại nhiều địa điểm nhằm tìm hiểu hiện tượng người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp sang Anh Quốc. RFI : Trong nghiên cứu, có rất nhiều nhân chứng cho biết họ đi tìm cuộc sống mới ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, Đức, Anh Quốc. Liệu những nước này có tặng cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn không ? Claire Tran : Hai tác giả dựa vào nhiều nghiên cứu, chủ yếu là từ phía Anh, về vùng xuất thân của những người nhập cư bất hợp pháp, trong đó có nhiều người bị bắt vì trồng cần sa. Và người ta nhận thấy rằng những người nhập cư bất hợp pháp này đến từ vùng nông thôn và có trình độ học vấn thấp. Họ làm nông, đánh cá, hoặc những nghề buôn bán nhỏ, có nghĩa là không có công việc ổn định. Rất nhiều khả năng là từ năm 2016, khi nghiên cứu này được thực hiện, có nhiều nông dân, ngư dân còn bị tác động vì thảm họa ô nhiễm môi trường Formosa, khiến họ bị mất nguồn sống. Trong số những người nhập cư đó, có rất nhiều ông bố, bỏ lại gia đình ở quê, và nói rằng muốn kiếm tiền cho con đi học. Đây là làn sóng di cư mang tính kinh tế. Người di cư cho rằng Anh Quốc sẽ giúp họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn, xây được một ngôi nhà to đẹp hơn ở quê. Đây chỉ là tình trạng di cư tạm thời và họ hy vọng giầu có hơn khi trở về. Vì thế, họ thấy có nhiều cơ hội tìm việc ở Anh Quốc, như trong nhà hàng, các tiệm làm móng, đang là mốt, và tại cả những trại trồng cần sa. Riêng về cần sa, người ta thấy có rất nhiều thanh niên, thường là trẻ vị thành niên và họ là những người có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn cả, vì có thể bị ngồi tù ở Anh. Vì thế, có thể nói đây là những người nhập cư bất hợp pháp, vì động cơ kinh tế để có một cuộc sống tốt hơn, đến từ một vùng vừa nghèo, vừa thường xuyên chịu thiên tai, lũ lụt và hạn hán. Và chúng ta hiểu rằng bất chấp thảm kịch 39 người chết, làn sóng di cư này sẽ không ngừng lại. RFI : Chính phủ Việt Nam nhìn nhận tình trạng di cư bất hợp pháp này như thế nào ? Claire Tran : Chính phủ Việt Nam phối hợp với chính quyền Anh nhằm tìm cách giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp, cũng như trong vấn đề trẻ vị thành niên làm việc trong các trại trồng cần sa mà tôi đề cập ở trên. Nhưng Việt Nam, dù tăng trưởng rất mạnh từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, vẫn không thể tạo được việc làm cho khoảng 1,5 triệu người gia nhập thị trường lao động hàng năm. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần người Việt ở nước ngoài cho ngân sách Nhà nước. Cách đây vài năm, cụ thể là vào năm 2015, Việt kiều đã gửi về nước khoảng 12 tỉ đô la, tương đương với 8% GDP của đất nước. Bộ Lao Động Việt Nam thẩm định có khoảng 500.000 người Việt sống tại 40 nước trên thế giới. Chính phủ Việt Nam có nhiều hợp tác chính thức với một số nước ở châu Á, Trung Đông, châu Phi. Thậm chí, chính phủ Việt Nam đã ký nhiều thỏa thuận về quy định lao động, bảo vệ người lao động Việt Nam với một số nước, ví dụ với Bulgari, Canada, Đài Loan, Nga và Hàn Quốc. Vì thế, vấn đề di cư vẫn đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng như tôi nói ở trên, đây là vấn đề di cư hợp pháp, do chính phủ tổ chức. Một phần lớn người di cư đến nhiều nước khác, như Úc và Mỹ, chứ không chỉ riêng Anh Quốc. Nhưng từ khoảng 20 năm gần đây, Anh Quốc trở thành miền đất hứa cho những người di cư bất hợp pháp. Họ phải trả một khoản tiền rất lớn. Phần lớn người di cư không có đủ số tiền đó. Họ phải vay mượn nhiều nơi, rồi trả sau, hoặc họ gán nhà cửa. Những người Việt tìm đường sang Anh hy vọng làm giầu ở miền đất hứa. Theo thẩm định, có khoảng 50.000 người Việt sống hợp pháp tại Anh và có khoảng 20.000 người sống bất hợp pháp. Họ sống chủ yếu ở Luân Đôn, Birmingham và Manchester, thường làm giúp việc, giữ trẻ, làm trong nhà hàng hoặc các tiệm làm móng, cũng như trong các trại trồng cần sa. RFI : Trong bản nghiên cứu, hai tác giả nêu lên những cách sang Anh. Đó là những cách nào ? Claire Tran : Các gia đình chấp nhận để con cái hoặc chồng gặp rủi ro vì họ nghèo. Họ phải có được 38.000 euro, thậm chí nhiều hơn, để đến được nơi họ muốn. Nhưng nhiều người không đến được đích vì họ có nguy cơ chết trên đường đi. Họ đi qua Trung Quốc, Nga, đôi khi họ bay thẳng đến Vacxava (Ba Lan). Đoạn đường từ Nga sang Ukraina vô cùng nguy hiểm, rồi phải qua khu rừng rậm sang phía biên giới với Ba Lan, thường xuyên trong điều kiện thời tiết lạnh lẽo. Ngoài ra, điều kiện sống trong các trại « dù » ở Calais, hoặc ở dọc đường bờ biển giữa Pháp và Bỉ, rất khắc nghiệt. Họ phải sống trong rừng, ngay ngoài trời, để chờ có cơ hội đi qua biển Manche, thường mất đến vài tuần, thậm chí vài tháng. Có người thử vượt biên đến 40 lần. Đây là một hành trình vô cùng khó khăn và đau khổ. Trường hợp 39 người tử vong trong xe tải có lẽ đã dùng dịch vụ mức thấp nhất, được gọi là « Khí » hoặc « CO2 ». Đây là cách đi rẻ nhất, họ bị nhốt trong thùng xe tải và rất dễ bị thiếu không khí. Từ vài năm gần đây, xe tải bị kiểm tra nghiêm ngặt hơn nên họ sử dụng xe tải đông lạnh vì những xe này không bị mở kiểm tra do sợ hệ thống đông lạnh bị ngắt và như vậy làm hỏng hàng hóa. Có lẽ 39 người mới mất đã sử dụng dịch vụ « Khí » và qua đó có thể suy luận rằng họ là những người không có nhiều tiền. Ngoài ra còn có hai loại dịch vụ khác, đắt tiền hơn, được gọi là « VIP ». Người muốn sang Anh phải trả nhiều tiền hơn để được ngồi cạnh lái xe và đưa thẳng đến nơi. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Claire Trần, giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Irasec, tại Bangkok.
        Tạp chí việt nam - Việt Nam, Malaysia, Philippines: Gác tranh chấp, chống Trung Quốc ở Biển Đông?
        Biển Đông như cái ao nhà để Trung Quốc thỏa thích vùng vẫy. Tầu Hải Dương Địa Chất 8 quần thảo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt hơn ba tháng và mới chỉ rút khỏi khu vực ngày 24/10/2019. Malaysia bị Trung Quốc đe dọa ở thềm lục địa trong dự án dầu khí. Tầu Trung Quốc ngang nhiên đi vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền từ suốt tháng 2 đến tháng 7/2019. Hành vi cậy lớn ăn hiếp bé của Trung Quốc bị phó tổng thống Mỹ Mike Pence lên án trong bài phát biểu bao quát về quan hệ Mỹ-Trung ngày 24/10 tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson ở Washington : Dùng đội tầu “dân quân biển” để thường xuyên hăm dọa thủy thủ, ngư dân Philippines và Malaysia ; dùng hải cảnh để quấy nhiễu Việt Nam thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển của chính Việt Nam. Điều đáng tiếc là ba nước bị Trung Quốc ức hiếp chỉ biết phản đối, bám sát theo dõi hoạt động của tầu thuyền của Trung Quốc do quá chênh lệch về tiềm lực quân sự. Đơn lẻ không làm nên chuyện, tại sao chưa bao giờ Việt Nam, Philippines và Malaysia ngồi lại với nhau, bàn về bất đồng chủ quyền của ba nước để có thể hợp lực chống Trung Quốc ? Đây là một trong số những thắc mắc được giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), gợi lên khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt. RFI : Từ nhiều năm gần đây, Biển Đông trở thành một điểm nóng. Xin ông giải thích tại sao ? Benoît de Tréglodé : Trước tiên, tôi nghĩ rằng bước ngoặt quan trọng rõ nét là vào đầu những năm 1990, sau khi nhiều nước Đông Nam Á ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (tại Montego Bay, Jamaica). Sự kiện này đã giúp họ khám phá lại muôn mặt hàng hải, hay nói chung là biển cả, trong toàn khu vực. Chính Công ước này cũng khiến các nước trong vùng ý thức được rằng chủ quyền trong vùng Đông Nam Á liên quan chặt chẽ với tương lai sở hữu biển của họ. Đây là điểm mới vì chúng ta vẫn thường quên rằng cho đến những năm 1980, biển cả vẫn là vấn đề gì đó khá xa vời. Lấy ví dụ trường hợp Việt Nam, họ không hẳn có truyền thống hàng hải. Ngành đánh bắt cá là mối liên hệ thực sự giữa biển và đất liền. Còn thực ra, khái niệm “không gian biển” thì sau này mới có. Có thể nói việc ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là một bước ngoặt đáng chú ý. Về mặt địa-chính trị, dĩ nhiên là có nhiều thay đổi, biến động trong vùng, dẫn đến việc Trung Quốc gia tăng hoạt động, hiện diện và ảnh hưởng trong vùng mà họ coi là vùng “ảnh hưởng trực tiếp”, vùng “vành đai”, “phạm vi” của họ. Song song đó, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đã diễn ra sự phân chia lại vị trí của Mỹ, cũng như của các đồng minh quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra một chỗ trống nhất định, làm suy yếu 50 năm quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, đồng thời cũng cho thấy rõ lĩnh vực hàng hải trở thành một vấn đề đối đầu giữa các nước trong khu vực RFI : Một bài báo của Trung Quốc so sánh Biển Đông như vùng Vịnh, nơi có nguồn tài nguyên giầu có, vì vậy, phải xuống sâu hơn, và họ đã xuống tận Bãi Tư Chính (Vanguard Bank). Chiến lược của kiểu truyền thông này là gì ? Benoît de Tréglodé : Phải trở lại quá khứ, dù mới đây thôi, chúng ta đừng quên là vào những năm 1970 đến 1974, Trung Quốc của Mao Trạch Đông tái chiếm hoặc chiếm các đảo và đá ở Hoàng Sa từ tay quân đội miền nam Việt Nam, bất chấp sự phản đối của chính quyền Cộng Sản Việt Nam kể từ năm 1975. Đây có thể là một “sự đã rồi” ! Ngay từ những năm 1970, Việt Nam chợt tỉnh ra rằng Trung Quốc có nguy cơ làm tương tự đối với quần đảo Trường Sa. Họ tự nhủ : Chính chúng ta phải tiến quân cờ ! Chính chúng ta phải chiếm một số thực thể ở Trường Sa ! Và Việt Nam bắt đầu kiểm soát quân sự một số đảo từ những năm 1970-1980. Phía Trung Quốc mất đến 10 năm để phản ứng, cho đến khi xảy ra vụ Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma năm 1988 để quay lại hiện diện trong quần đảo Trường Sa. Có nghĩa là Trung Quốc đến sau. Sau hàng loạt sự kiện xảy ra ở Biển Đông thì dẫn đến các vấn đề về quyền, các quyền pháp lý. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng dẫn đến vấn đề chồng chéo các vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước khiếu nại, cụ thể là năm nước đều đòi chủ quyền đối một phần hoặc toàn bộ Biển Đông (Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei), cộng thêm Đài Loan. Công ước UNCLOS không xóa được các tranh chấp hàng hải và chủ quyền chồng chéo và khiến quan hệ song phương, quan hệ giữa các nước trở nên phức tạp hơn trong những năm 2000. Những chuyện không xảy ra trong những năm 1980 thì xảy ra trong những năm 2000 bởi vì ý thức đòi chủ quyền đã thực sự trỗi dậy. Ngoài ra, còn phải chú ý đến xã hội hiện nay, nổi bật với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm 2000-2010. Một tầng lớp trung lưu xuất hiện, năng động hơn, quan tâm đến chất lượng cuộc sống, và bớt để chính quyền dễ dàng giật dây. Vì thế, những chế độ chuyên quyền hiểu ra rằng họ cũng cần đến những động lực mới để huy động dân. Do vậy, lòng yêu nước, vấn đề hàng hải trở thành công cụ vô cùng lợi hại cho các nước và các chính quyền để huy động nhân dân, đôi khi cũng khá kích động và cần tự do hơn. RFI : Trước mối đe dọa của Trung Quốc, khối ASEAN không tìm được tiếng nói chung. Theo ông, liệu các nước như Việt Nam, Malaysia, Philippines có tìm được điểm chung để đối phó với đà tiến của Trung Quốc ? Benoît de Tréglodé : Trước tiên, có một điểm đã thay đổi, bởi vì trong thập niên 1980, Trung Quốc luôn quảng bá về những vùng phát triển và khai thác chung, nhấn mạnh hợp tác chung với các nước Đông Nam Á trong những vùng tranh chấp. Đối với Việt Nam, Philippines và Malaysia, không có chuyện chấp nhận kiểu giải pháp này. Hiện nay, chúng ta thấy Trung Quốc đã đẩy khá nhanh những quân cờ của họ. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng 09/2019, Philippines đã hoan nghênh mô hình hợp tác này với Trung Quốc ngay trong chính vùng đặc quyền kinh tế của họ (EEZ) hoặc trong những vùng biển có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila. Mọi chuyện đã thay đổi. Từ nay, chỉ còn mỗi Việt Nam có lập trường cứng rắn hơn. Nhưng có điều chắc chắn là chính sách của Trung Quốc đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông đã hiện rõ nét ở Đông Nam Á và chia rẽ thực sự cộng đồng ASEAN. Đó là mức độ thứ nhất, có nghĩa là chia rẽ nội bộ do tác động của nước ngoài, từ bên ngoài. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến mức độ hai, đó là ASEAN bị chia rẽ ngay trong nội bộ. Lấy ví dụ trường hợp Việt Nam. Nước này chưa bao giờ thực sự đề cập trực tiếp với Philippines hoặc với Malaysia về việc phân chia các đảo và đá ở Biển Đông. Mặt khác, ASEAN vẫn tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch là không can thiệp công việc nội bộ của các nước thành viên và đối tác. Quy luật này lại dẫn đến việc ASEAN và các nước thành viên bị ngoại lực chia rẽ, nội bộ thì bất hòa bởi vì họ thực sự không dám xử lý những vấn đề được cho là vô cùng nhạy cảm giữa các nước. Rõ ràng ASEAN chưa từng tạo được động lực để giải quyết những vấn đề đó. RFI : Trong Tạp chí Quốc phòng (Revue de la Défense nationale) số mùa hè 2018, ông tham gia bài viết “Việt Nam-Trung Quốc, chiến tranh sẽ không xảy ra” (Vietnam-Chine, la guerre n’aura pas lieu). Ông có thể giải thích thêm về nhận định này ? Benoît de Tréglodé : Câu hỏi vẫn hằn trong tâm trí các nhà phân tích và nghiên cứu là các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ đưa ra giải pháp nào ? Liệu họ có ngả sang liên minh với Mỹ hay không ? Hoa Kỳ sẽ cung cấp cơ sở để lập một nhóm mới nhằm ngăn chặn ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương. Hay là chính quyền Việt Nam sẽ ngả sang Bắc Kinh ? Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu và cũng là đối tác về tư tưởng và chính trị quan trọng của Việt Nam. Những gì chúng tôi quan sát được từ vài năm gần đây, đó là nội bộ giới tinh hoa Việt Nam rõ ràng tránh lựa chọn. Không có kiểu phe ủng hộ Mỹ hay thân Trung Quốc mà có một logic rất Việt Nam, đó là tìm kiếm sự cân bằng thường trực để bảo tồn sự độc lập quốc gia. Hiện không có dấu hiệu nào giúp hiểu được Việt Nam sẽ ngả theo bên nào. Về đối thoại với Trung Quốc, chúng tôi quan sát trên những vùng xung quanh nước này, như khu vực vịnh Bắc Bộ. Về vùng biển này, Việt Nam và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận biển vào năm 1989, và là nơi có cả sự hợp tác hàng hải, quân sự, hải cảnh và kinh tế dù đôi khi chỉ ở quy mô khá khiêm tốn, nhưng điều đó cho thấy một lần nữa rằng Hà Nội có chủ ý rất cụ thể, rất thực dụng là không quá tỏ ra đối đầu với Bắc Kinh vì Việt Nam biết rằng họ sẽ bị thua thiệt nhiều. Bắc Kinh cũng là một đồng minh ý thức hệ lớn mạnh trong một khu vực đang bị xáo trộn vì sự phát triển kinh tế, nơi mà các chế độ chuyên chế đôi khi bị một bộ phận người dân đặt nghi vấn. Vì thế, rõ ràng là Hà Nội cần sự ủng hộ về mặt chính trị. Trong khi ASEAN, như chúng ta thấy với phát biểu của thủ tướng Singapore, sau đối thoại Shangri-La vào tháng 06/2019, vẫn có một chút oán giận về sự khác biệt giữa lịch sử Việt Nam và của cộng đồng các nước Đông Nam Á. Chúng ta đừng quên là khi ASEAN được thành lập vào năm 1967, trước hết là để có thể tách ra khỏi phe Đông Dương, hiếu chiến, theo Cộng Sản… khiến nhiều nước phải sợ trong khi những quốc gia này ưu tiên phát triển kinh tế, chỉ quan tâm đến tài sản và phòng vệ. Có nghĩa là ASEAN được thành lập từ sự đối đầu với một nước Việt Nam hơi “ngỗ ngược”. Từ khi Việt Nam gia nhập khối vào năm 1995, ASEAN phải xem xét lại bản sắc chính trị chung. Ngoài ra, sau khi Philippines đưa vấn đề ra Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye cách đây vài năm, chúng ta đã thấy và thường thấy, thông qua những phản đối của Việt Nam về việc Trung Quốc thâm nhập vùng Biển Đông, ASEAN không hẳn đã thích hành động đơn phương của các nước có liên quan. Vì thế, họ vừa cố bảo tồn “tính tập trung” của ASEAN, nhưng đồng thời họ cũng không muốn bỏ qua một sức ảnh hưởng mới, một mô hình kinh tế hiện đại mới mà Trung Quốc đề xuất cho khu vực này. RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).
        Mostrar mais

        Rádios semelhantes

      • Mamilos
        mamilos
      • Xadrez Verbal
        xadrez verbal
      • Panorama CBN
        panorama cbn
      • Foro de Teresina
        foro de teresina
      • Langsam gesprochene Nachrichten | Deutsch lernen | Deutsche Welle
        langsam gesprochene nachrichten | deutsch lernen | deutsche welle
      • TẠP CHÍ VIỆT NAM: Playlist

        Sobre TẠP CHÍ VIỆT NAM

        Website da estação

        App

        Ouve TẠP CHÍ VIỆT NAM, Tipsy Sessions E várias outras estações de todo o mundo com a aplicação radio.net

        • App Store
        • Google Play Store
        • Microsoft Market Place
        • Blackberry World
        Blackberry
        TẠP CHÍ VIỆT NAM
        TẠP CHÍ VIỆT NAM Paris Podcast
        Tipsy Sessions
        Tipsy Sessions Podcast
        Besser leben mit Yoga
        Besser leben mit Yoga Hamburgo Podcast
        TẠP CHÍ VIỆT NAM
        TẠP CHÍ VIỆT NAM Paris Podcast
        Blackberry
        Android
        TẠP CHÍ VIỆT NAM
        TẠP CHÍ VIỆT NAM Paris Podcast
        Tipsy Sessions
        Tipsy Sessions Podcast
        Besser leben mit Yoga
        Besser leben mit Yoga Hamburgo Podcast
        TẠP CHÍ VIỆT NAM
        TẠP CHÍ VIỆT NAM Paris Podcast
        Android
        ???page.landing.iPhone.device???
        TẠP CHÍ VIỆT NAM
        TẠP CHÍ VIỆT NAM Paris Podcast
        Tipsy Sessions
        Tipsy Sessions Podcast
        Besser leben mit Yoga
        Besser leben mit Yoga Hamburgo Podcast
        TẠP CHÍ VIỆT NAM
        TẠP CHÍ VIỆT NAM Paris Podcast
        ???page.landing.iPhone.device???

        Rádio à tua maneira - Baixa agora gratuitamente

        station_avatarBAIXAR A APPSELECIONA O TEU DISPOSITIVO
        • iPhone
        • iPad
        • Android
        • Windowsphone
        • Blackberry

        TẠP CHÍ VIỆT NAM: Podcast do grupo

      • TẠP CHÍ ÂM NHẠC
        tạp chí âm nhạc
      • TẠP CHÍ ĐẶC BIỆT
        tạp chí đặc biệt
      • TẠP CHÍ KHOA HỌC
        tạp chí khoa học
      • TẠP CHÍ KINH TẾ
        tạp chí kinh tế
      • TẠP CHÍ THỂ THAO
        tạp chí thể thao
      • TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
        tạp chí tiêu điểm
      • TẠP CHÍ VĂN HÓA
        tạp chí văn hóa
      • TẠP CHÍ VIỆT NAM
        tạp chí việt nam
      • TẠP CHÍ XÃ HỘI
        tạp chí xã hội
      • TẠP CHÍ VIỆT NAM: Rádios do grupo

      • Radio France Internationale (RFI) Vietnamien
        Radio France Internationale (RFI) Vietnamien
      • Ouvido recentemente
        Queres ver mais rádios ouvidas recentemente?
        • Radio Logo
        • Empresa

          • Sobre radio.net
          • Imprensa
          • Blogue
          • Anuncia connosco
          • Transmite connosco
        • Informação legal

          • Termos de utilização
          • Política de Privacidade
          • Aviso legal
        • Assistência

          • Contacto
          • Aplicações
          • Ajuda / FAQ
        • Aplicações

          • iPhone
          • iPad
          • Android
          • Windows Phone
          • Blackberry
        • Social


          • Mundial:
          • br.radio.net
          • radio.de
          • radio.at
          • radio.fr
          • radio.pt
          • radio.es
          • radio.net
          • radio.dk
          • radio.se
          • radio.it
          • radio.pl
          • mx.radio.net
          • co.radio.net
          • radiome.de
          • radiome.at
          • radiome.fr

          4.90.0 | © 2007-2019 radio.de GmbH